Khái niệm Tổ hợp quân sự–công nghiệp

Khái niệm về một tổ hợp quân sự-công nghiệp được nhà xã hội học người Mỹ Charles Wright Mills nghĩ ra vào năm 1956, trong cuốn sách Sức mạnh của giới ưu tú (The Power Elite). Mills mô tả lợi ích lẫn nhau chặt chẽ giữa quân đội, giới tinh hoa kinh tế và chính trị ở Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phù hợp đặc biệt là chương thứ chín "Sự thăng tiến của quân đội". Thuật ngữ "tổ hợp quân sự-công nghiệp" không được Mills nói tới. Ông nói về "Giới thống trị quân sự". Mills thấy nó như là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cấu trúc nhà nước dân chủ và nguy cơ xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Chỉ trích ảnh hưởng của quân đội trong khoa học và nghiên cứu Mills nêu ra, trong số những thứ khác, làm ví dụ, rằng Dwight D. Eisenhower là một cựu tướng lãnh là chủ tịch của Đại học Columbia. Trớ trêu thay Eisenhower, sau đó ghi nhận những lời chỉ trích của Mills và đặt ra thuật ngữ Tổ hợp quân sự - công nghiệp. Và nó được phổ biến bởi ông, lúc đó còn là Tổng thống Mỹ, người đã cảnh báo rõ ràng trong diễn văn từ biệt của ông ngày 17 Tháng 1 năm 1961 trước mối liên kết phức tạp và ảnh hưởng của tổ hợp quân sự-công nghiệp tại Hoa Kỳ.[2] Eisenhower, cũng từng là một cựu tham mưu trưởng của quân đội, nhận thấy như Mills tổ hợp quân sự-công nghiệp như một mối đe dọa cho các tổ chức dân chủ và hệ thống dân chủ nói chung. Do ảnh hưởng của phức hợp này vào công việc làm và sức mạnh kinh tế, giới lãnh đạo chính trị có thể bị đưa vào thế, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn bằng quân sự hơn là bằng một giải pháp chính trị và do đó hoạt động như một phần nối dài của nhóm vận động hành lang của ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo người từng đoạt giải thưởng Pulitzer Donald L. Bartlett và James B. Steele, xu hướng này đã tăng lên ở Mỹ bởi những áp lực liên tục để hình thành chính phủ "nhỏ", làm cho các hoạt động thuộc về nhà nước như nghiên cứu quân sự và phát triển vũ khí phải giao cho các công ty tư.[2] Họ cho thấy sự liên kết chằng chịt của doanh nghiệp và chính phủ qua ví dụ của SAIC (Công ty Ứng dụng Khoa học Quốc tế, ngày nay Leidos) và cảnh báo về sự gia tăng hoạt động không kiểm soát được.[2]

Liên quan

Tổ Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng thống Hoa Kỳ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Thương mại Thế giới Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ hợp quân sự–công nghiệp http://www.vanityfair.com/politics/features/2007/0... http://www.washingtontimes.com/news/2012/nov/6/int... http://www.bpb.de/geschichte/deutsche-geschichte/g... http://www.bpb.de/publikationen/U6A0BW,0,0,Der_neu... http://library.fes.de/gmh/main/pdf-files/gmh/1989/... http://www.fr-online.de/in_und_ausland/kultur_und_... http://www.digitalis.uni-koeln.de/JWG/jwg_147_101-... http://www.digitalis.uni-koeln.de/JWG/jwg_147_113-... http://www.digitalis.uni-koeln.de/JWG/jwg_147_124-... http://www.zeit.de/1971/17/das-erbe-de-gaulles-wir...